1/1/14

KỸ THUẬT NUÔI DÚI

Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía...
Khi nuôi thức ăn: cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương...) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía... ) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi) và nó ăn một số loại thức ăn khác như: củ khoai lang, củ sắn, nghô (đây là phần thức ăn bổ sung cho Dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).
Mỗi ô chuồng rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 - 1 m xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Đây là chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, mỗi ô chuồng dùng cho một con.
Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2 trở lên, xây tường cao 70 cm trở lên (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Trong chuồng đặt khoảng các ống cống nhỏ hoặc nhiều các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm chú ý mật độ càng nhiều thi cần nhiều các ống và các loại gốc cây để chúng chú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau...
Chú ý: Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản tuy nhiên người nuôi Dúi cần phải nhận biết được khi nào con
Dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không

 khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể nó cũng ăn con. Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau có thể sẽ bị chết.
Khi thiết kế chuồng nuôi cần chú ý ứong chuồng phải được mát về mùa hè, nếu mái che lọp lá, đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh sáng rọi vào chuồng. Bố trí làm chuồng ở khu yên tĩnh.
Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.
Dúi cái mang thai 45 ngày. Lúc mới ra đời dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 15 ngày sau khi sinh dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía... tuy nhiên nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập. Sau khi tách con thì nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với Dúi đực.
Một số chú ý khỉ chăm sóc Dúi sinh sản:
 Kiểm tra Dúi cái động dục: xách đuôi con Dúi cái lên kiểm tra nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh duc là con cái có biểu hiện động dục.
 Tiến hành gép đôi: chọn con đực ( nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít ) thả vào chuồng con cái và quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái nếu thấy con cái co biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã được đực. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cài ở với nhau ứong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.
Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã họp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái tuy nhiên điều này còn
phụthuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳsinh sản của 
các con cái. Vì vầy khi bắt đầu nuôi nên sửdụng một đực một cái, 
sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần sốcon cái lên. 
- Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái được 
đực thì chú ý chế độcho ăn: phải đủtre, mía, và bổxung thêm nghô 
hoặc khoai lang hoặc củsắn. 
Theo: Báo Nông nghiệp 

Dúi mốc lớn (Rhizomys pruinosus)


Phân loại 

AnhPhylumLớpĐặt hàngGia đình
AnimaliaChordataLoài động vật có vúRODENTIASPALACIDAE



Tên khoa học:Rhizomys pruinosus
Loài quan:Blyth, 1851
Tên chung / s:
Anh-Hoary tre Rat
Phân loại Ghi chú:Có thể là điều này có thể đại diện cho một loài phức tạp.

Thông tin đánh giá 

Danh sách đỏ danh & Tiêu chí:Lo ngại nhất là ver 3.1
Năm đăng:2008
Ngày Đánh Giá:2008-06-30
Giám định / s:Aplin, K., Lunde, D. & Molur, S.
Phê bình / s:Amori, G. (nhỏ Nonvolant Mammal Danh sách đỏ Authority) & Cox, N. (Nhóm Đánh giá động vật có vú toàn cầu)
Biện minh:
niêm yết là quan tâm nhất trong quan điểm về phân phối rộng rãi của nó, coi dân số lớn, và vì nó là khó có thể giảm đủ nhanh để hội đủ điều kiện niêm yết trong một thể loại bị đe dọa nhiều hơn.

Địa lý độ

Phạm vi Mô tả:Loài này phân bố rộng rãi được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc (Vân Nam, Ghizhou, Tứ Xuyên, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến và), phía bắc và phía đông bắc Ấn Độ (Meghalaya, Nagaland, Manipur và lên đến 1.500 m trên mặt biển [Moluret al . 2005]), miền đông Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, phía nam tới Perak trên bán đảo Mã Lai, ở độ cao từ 100 m đến 4.000 m trên mặt biển (Musser và Carleton, 2005).
Nước:
Bản địa:
Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ; Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam
Bản đồ phạm vi:Click vào đây để mở xem bản đồ và khám phá nhiều.

Dân số 

Dân số:Nói chung, loài này có thể phong phú tại địa phương. Nó được tìm thấy là hiếm trong thời gian khảo sát thị trường trong các vùng đất thấp của Lào, nhưng thường được giao dịch tại các thị trường trong khu vực miền núi (Francis 1999). Không có thông tin về sự phong phú dân số của loài này ở Nam Á (Molur et al. 2005).
Dân số Xu hướng:Ổn định

Môi trường sống và sinh thái 

Môi trường sống và sinh thái:Nó được tìm thấy ở đồi tre và rừng trên núi ở Thái Lan (Lekagul và McNeely 1977). Xu (1984) báo cáo hồ sơ của loài này từ đồng cỏ trộn lẫn với rừng thứ sinh, rừng cây bụi, rừng tre, với một số lượng nhỏ hơn của mẫu vật từ cây thông, cây thông, và các khu rừng nhân tạo khác. Ở Nam Á, nó xảy ra ở rừng rụng lá nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó được tìm thấy để chiếm bụi trúc (Molur et al . 2005). Có vẻ là sự đồng rằng họ không được tìm thấy trong các lĩnh vực nông nghiệp và hiếm khi trong rừng sâu, với một số liên kết với tre. Nó là một tồn tại lâu dài, tương đối chậm trưởng thành, với kích thước rác nhỏ (một hoặc hai trẻ).
Hệ thống:Trên mặt đất

Mối đe dọa 

Mối đe dọa lớn (s):Các mối đe dọa duy nhất để loài này là nó được săn cho thực phẩm, vì chúng là dễ dàng để tìm và dễ thấy. Ở Nam Á, các loài đang bị đe dọa do mất môi trường sống và suy thoái do canh tác nương rẫy, khai thác tre và săn bắn tiêu thụ nội địa (Molur et al. 2005).

Bảo tồn Actions 

Bảo tồn Actions:Nó hiện diện trong một số lĩnh vực được bảo vệ trên phạm vi của nó. Ở Nam Á, nó được biết đến từ các lĩnh vực sau được bảo vệ ở Ấn Độ: Dampa động vật hoang dã Sanctuary, Mizoram và Vườn Quốc gia Namdapha, Arunachal Pradesh (Molur et al. 2005). Các loài được bao gồm trong Biểu V (coi là sâu bọ) của Ấn Độ Động vật hoang dã (bảo vệ) Đạo luật năm 1972. Ở Nam Á, khảo sát, nghiên cứu lịch sử cuộc sống, và giám sát dân được khuyến cáo đối với các loài này (Molur et al . 2005).
Trích dẫn:Aplin, K., Lunde, D. & Molur, S. 2008. Rhizomys pruinosus . Trong: IUCN năm 2013. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013,2. www.iucnredlist.org >

Phân loại Dúi

Dúi còn gọi là trúc thử (bamboo rat), một loài gậm nhấm thuộc họ Spalacidae (trong khi chuột nhà thuộc họ Muridae). Dúi sinh sản từ tháng 3 tháng 8, mỗi năm đẻ 2 hoặc 3 lứa, mỗi lứa 2 - 4 con. Con non đẻ sau 4 tháng tuổi đã có khả năng sinh sản.

Ở Việt Nam có 4 loài dúi:

*Dúi má đào - Rhizomys sumatrensis (còn gọi là dúi má đỏ hay má vàng): có thể đạt 3 kg. Lông má hanh đỏ. Thức ăn gồm rễ các loài cây thuộc họ cỏ Poaceae và một số loài cây thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae. 







*Dúi mốc lớn - Rhizomys pruinosus: nặng 0,5 - 0,8 kg, dài 25 - 35 cm. Bộ lông thô màu mốc đốm trắng. Dúi mốc sống ở đồi thấp, trên sườn núi đất thoai thoải có nhiều loài thực vật tre, trúc. Sống theo gia đình 3 đến 5 con trong hang tự đào và hầu như không lên khỏi hang. Hang Dúi dài, nhiều ngách. Mọi hoạt động đều diễn ra trong hang.






*Dúi mốc nhỏ - Rhizomys sinensis







*Dúi nâu - Cannomys badius







Kỹ thuật nuôi dúi

Hiện nay, nuôi dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay dúi không đủ cung cấp cho thị trường nhất là các nhà hàng, khách sạn và các quán lẩu dúi...

Sau 3 năm nghiên cứu về con dúi và đã thành công trong việc thuần hoá và gây nuôi sinh sản vì vậy chúng tôi giới thiệu với bà con nông dân một số kinh nghiệm về nuôi dúi, với mục đích giúp người nông dân có cơ hội tiếp cận để nuôi loại vật nuôi này.

Quá trình nghiên cứu đã được sự chỉ đạo và hỗ trợ tận tình của GS. Nguyễn Lân Hùng. Nhóm nghiên cứu (Trung tâm BDKT và ĐTN cho nông dân Vĩnh Phúc) chúng tôi xin chân thành cảm ơn GS. Nguyễn Lân Hùng!

Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Nuôi dúi ít vốn, tốn ít diện tích, thức ăn rẻ dễ kiếm. Trước nhu cầu của thị trường thì con dúi đang được bà con nông dân trên cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng đã đưa vào nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi giới thiệu một số kinh nghiệm trong nuôi dúi.

1.Thức ăn
Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía...

Khi nuôi thức ăn: cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương…) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía… ) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi dúi) và nó ăn một số loại thức ăn khác như: củ khoai lang, củ sắn, ngô (đây là phần thức ăn bổ sung cho dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).

2.1 Làm chuồng nuôi sinh sản
Mỗi ô chuồng rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1 m xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Đây là chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, mỗi ô chuồng dùng cho một con.

2.2 Làm chuồng nuôi thương phẩm
Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2m2 trở lên, xây tường cao 70 cm trở lên (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Trong chuồng đặt khoảng các ống cống nhỏ hoặc nhiều gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm chú ý mật độ càng nhiều thì cần nhiều ống và các loại gốc cây để chúng trú ẩn, không cắn nhau…

Chú ý: Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản tuy nhiên người nuôi dúi cần phải nhận biết được khi nào con dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể nó cũng ăn con. Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau có thể sẽ bị chết.

Khi thiết kế chuồng nuôi cần chú ý trong chuồng phải mát về mùa hè, nếu mái che lợp lá, đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh sáng rọi vào chuồng. Bố trí làm chuồng ở khu yên tĩnh.

3. Sinh sản
Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.

Dúi cái mang thai 45 ngày. Lúc mới ra đời dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 15 ngày sau khi sinh dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía… tuy nhiên nên sử dụng loại tre bánh tẻ vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập. Sau khi tách con thì nên ngừng cho ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với dúi đực.

Một số chú ý khi chăm sóc dúi sinh sản:

*Kiểm tra dúi cái động dục: xách đuôi con dúi cái lên kiểm tra nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục.

*Tiến hành gép đôi: chọn con đực ( nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít ) thả vào chuồng con cái và quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con khác. Chú ý sau 2 ngày tiến hành quan sát con cái nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã được đực. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cái ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.

Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại và lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 5 con cái tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái. Vì vầy khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.

*Chăm sóc dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái được đực thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ sung thêm ngô hoặc khoai lang hoặc củ sắn.

4. Nuôi thương phẩm
Cần chú ý phải cho ăn đủ thức ăn để tránh khi đói chúng cắn nhau. Ngoài ra cần bố trí các vật trú ngụ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa chúng cắn nhau.

Chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên dúi nuôi. Tuy nhiên nếu cho ăn không đủ tre, mía, thì dúi sẽ bị dài răng và thiếu nước sẽ bị chết hoặc để dúi cắn nhau không phát hiện nó cũng rất dế bị chết.

Chúng tôi đang hoàn thiện quy trình kỹ thuật và biên soạn thành sách “Nghề nuôi dúi” do GS. Nguyễn Lân Hùng chủ biên vì vậy nếu bạn phát hiện ra điểm gì mới và có ích cho quá trình nuôi rất mong được sự đóng góp của các bạn!

NGHỀ NUÔI DÚI

Con dúi có tên khoa học là Atherurus macrourus. Họ với nhím Hisricidae, bộ gặm nhấm Rodentia, nhóm thú.
Hiện nay, nuôi Dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay Dúi không đủ cung cấp cho thị trường.
Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Giá dúi thương phẩm (còn sống nguyên con) trên thị trường Việt Nam hiện ở mức 160.000 đồng/kg. Dúi rất dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro. Dúi đẻ rất sai, một năm 4 lứa mỗi lứa 3- 6 con. Hiện nay giá Dúi giống trên thị trường là từ 200.000 - 300.000đ/kg. Trước nhu cầu của thị trường thì con dúi đang được bà con nông dân trên cả nước nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng đã đưa vào nuôi, tuy nhiên mô hình nuôi Dúi xuất hiện chưa nhiều mặc dù những mô hình nuôi Dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giúp bà con nông dân tham khảo và có thể tổ chức nuôi, chúng tôi xin giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản nuôi Dúi:

1. Chuồng trại và dụng cụ nuôi:
Dúi thích ánh sáng tán xạ, cho nên chuồng nuôi nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt, gió lùa và nắng nóng, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Nền và sân chuồng nên tráng bằng bê tông dốc 1 - 2%, dày 8 - 10cm để dúi không đào hang chui ra ngoài và thoát nước… Xung quanh rào bằng lưới ô vuông hoặc B40, cao 1,0 - 1,5 m, phía trước có cửa ra vào thuận lợi. Mỗi ô chuồng nuôi 1 - 2 con chỉ cần khoảng 1m². Hệ thống cống rãnh thoát nước thiết kế ở phía sau, ngoài chuồng.
Trong tự nhiên, dúi hay ở hang nên ta cũng có thể làm hang nhân tạo cho dúi (bằng tôn uốn cong hoặc bằng ống cống đường kính 30 - 40 cm) và để ở ngoài sân chơi để tiện vệ sinh.
2. Thức ăn:
Thức ăn của dúi phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây ngọt bùi đắng chát… thức ăn tinh hỗn hợp, thức ăn bổ sung khoáng, sinh tố…, thức ăn động vật gồm: côn trùng, ốc, giun đất...
Về khẩu phần thức ăn trung bình cho 1 con/ngày như sau:
- Dúi 2 - 3 tháng tuổi: 50 - 100 g rau, củ quả; 5 - 10 g thức ăn hỗn hợp và 5 - 10 g lúa, ngô, đậu các loại.
- Dúi 3 - 6 tháng tuổi: 100 - 250 g rau, củ, quả; 10 - 15 g thức ăn tổng hợp; 5 - 15 g thức ăn hạt thóc, đậu và 3 - 10 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
- Dúi 6 - 9 tháng tuổi: 250 - 350 g rau, củ, quả; 15 - 30 g thức ăn tổng hợp; 15 - 30 g thức ăn hạt các loại và 10 - 20 g khô dầu lạc, khô dầu dừa.
Có thể thay dầu dừa, dầu phộng bằng giun đất, côn trùng (kiến, mối, sâu, bọ...), thức ăn tinh hỗn hợp có thể dùng thức ăn viên dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi của các hãng chế biến thức ăn.
Ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy dúi ăn hết thì bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì dúi không cần uống nước hoặc uống ít nước. Thức ăn còn thừa sau 12 giờ, bị úa vàng, chua, mốc phải bỏ đi, đảm bảo cho dúi thức ăn tươi, xanh, sạch đề phòng bệnh tiêu chảy, dúi sẽ khỏe mạnh ít dịch bệnh…
Dúi thường chịu rét tốt hơn chịu nóng, nếu nóng trên 350C, cần có quạt thông gió cho thoáng mát.
3. Chăm sóc nuôi dưỡng và thu hoạch.
Dúi giống để nuôi thường được 2 - 3 tháng tuổi, trọng lượng 1,5 - 2,0 kg/con, đã quen ăn các thức ăn do con người cung cấp trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo.
Trước khi bán thịt 30 - 40 ngày, vỗ béo cho dúi bằng cơm, tấm gạo, bắp xay 60 - 70% trộn với thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn tinh hỗn hợp loại dùng cho gà con, vịt con 1 tháng tuổi 30 - 40%. Dúi tăng trọng rất nhanh và béo khỏe, có thể đạt 0,5 - 0,7 kg/tháng, bán được giá, cho hiệu quả kinh tế cao.
4. Phòng và chữa bệnh
Để phòng bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp... con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, dúi vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột…
* Bệnh ký sinh trùng ngoài da. Do ve, mò (1 loài ký sinh) cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, ta nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1 - 2 lần/tháng.
* Bệnh đường ruột. Thường do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có trang trại của anh Dương Văn Phương -Thôn Lâm Xuyên – Tam Hồng – Yên Lạc – Vĩnh Phúc đang nuôi gần 100 đôi dúi sinh sản. Trang trại của anh sẵn sàng đón tiếp bà con nông dân đến tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm nuôi  dúi cho hiệu quả kinh tế cao và cung cấp con giống chất lượng tốt cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh.



Trung tâm BDKT & ĐTNCND

ANH HAI ĐỔI ĐỜI TỪ CON DÚI

Dúi là động vật thuộc họ gặm nhấm phân bố ở hầu khắp các vùng nước ta. Hình thù bên ngoài dúi không khác chuột là mấy nhưng khi trưởng thành trọng lượng của dúi có thể đạt 3kg/con, trung bình từ 1,6 đến 1,7kg.  Thịt dúi thơm ngon và nhiều chất dinh dưỡng nên được ưa chuộng. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay dúi không đủ cung cấp cho thị trường. Mấy năm trở lại đây, một số hộ dân ở tỉnh Vĩnh Phúc đã thuần hóa nuôi dưỡng thành công loài dúi, hứa hẹn mô hình phát triển kinh tế mang lại lợi nhuận cao.
Đến thôn Bản Long – xã Minh Quang của huyện Tam Đảo, hỏi nhà anh Dư Văn Hai ai cũng biết bởi anh không chỉ nổi tiếng với các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã mà còn rất thành công với nghề nuôi dúi.
Vào thăm trang trại của anh Hai, điều làm chúng tôi thật sự bất ngờ đó là quy mô nuôi dúi rất lớn của gia đình anh. Với hai khu trang trại rộng gần 10 ha, anh Hai dành phần lớn để nuôi đàn dúi gần 2.000 con, diện tích còn lại anh để nuôi các loại rắn như: rắn giáo và rắn hổ mang…



Có duyên với con  dúi
Anh Hai kể: anh đến với nghề nuôi dúi là rất tình cờ. Năm 1999, tình cờ có người dân đi rừng đào được dúi đem bán, anh Hai mua về ăn thử thấy thịt dúi thơm ngon, da dúi dày và giòn như da lợn rừng song giá chỉ đắt hơn thịt bò một chút nên nảy sinh ý định nhân giống nuôi thử. Những tưởng nuôi dúi dễ như nuôi chuột đồng, không ngờ đưa vào chuồng được vài hôm lũ dúi lăn ra chết. Không nản chí, anh Hai vẫn quyết tâm đầu tư công sức, tiền của cho loài vật nuôi mới lạ này. Trải qua gần 4 năm với nhiều lần thất bại, cuối cùng anh Hai cũng đã nắm bắt hoàn toàn được đặc tính, thức ăn của loài dúi, thành công đã đến với anh.
Đúc rút kinh nghiệm
Anh Hai chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm nuôi dúi: nuôi dúi đơn giản nhưng nếu  không biết cách thì cũng rất khó thành công. Một khi đã nắm bắt được quy trình, kỹ thuật, tôn trọng đặc tính tự nhiên của loài dúi thì không nuôi con gì nhàn và đơn giản hơn rất nhiều.
Chuồng nuôi dúi: Đặc tính ngoài tự nhiên dúi luôn sống trong hang, đào đất nên chuồng nuôi cần rộng rãi, cao ít nhất 60 cm và phải trát để dúi không đào khoét chạy mất. Sàn chuồng nên lát gạch để không bị hấp hơi nước và dúi không thể đào hang. Đặc biệt, chuồng dúi phải có mái che cẩn thận, không được để ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ làm dúi bị mù hoặc bị dính nước mưa dúi sẽ chết. Chuồng nuôi xây xong phải để một khoảng thời gian mới đem thả đề phòng dúi liếm phải nước xi măng. Ngoài ra, phân dúi trong chuồng không cần phải dọn, mùa đông phân sẽ giữ ấm cho dúi còn mùa hè phân có chức năng làm mát.
Thức ăn cho dúi: Dúi là loài gặm nhấm nên thức ăn của chúng chỉ nên dùng ba loại sau: Tre bánh tẻ, chít (bông lau) và mía. Các loại thức ăn này sẽ giúp dúi tiêu hóa tốt và mài bộ răng ngày nào cũng dài ra vài mi li mét của chúng. Đối với các loại thực ăn tinh bột như ngô, khoai, sắn… chỉ nên cho dúi ăn một tháng tối đa hai đến ba lần, nếu cho ăn nhiều dúi sẽ đi ngoài, cũng không được cho dúi ăn cỏ voi vì chúng sẽ bị chết vì tắc ruột.
Chăm sóc dúi sinh sản: Tuổi thọ của dúi dao động 5 - 7 năm. Thời gian để dúi từ lúc sinh đến lúc đẻ là 32 tuần (8 tháng). Một năm dúi đẻ từ 2 - 4 lứa; mỗi lứa từ 2 - 6 con. Trước khi đẻ, dúi cái thường nằm riêng ra một góc chuồng, khi đó bà con nên tách dúi ra một ô chuồng riêng để tránh bị các con dúi khác tấn công. Anh Hai khuyến cáo, chỉ nên để lại tối đa 3 con dúi con để tránh việc chúng bú nhiều gây chết dúi mẹ. Tuy nhiên, anh lưu ý người nuôi nên để dúi con được ba ngày tuổi mới được sờ vào nếu không dúi mẹ sẽ cắn chết toàn bộ dúi con vì phải hơi người. Khi dúi con được 32 ngày tuổi tiến hành tách mẹ và xuất bán làm giống, nuôi đạt đến trọng lượng 1.6 – 2kg có thể đem bán thịt.
Khẳng định tương lai nghề nuôi dúi
Song song với nuôi dúi, anh Hai cũng đã từng nuôi rất nhiều loài vật hoang dã khác. Anh là một trong những người nuôi dế với quy mô lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài ra nhím, tắc kè, lợn rừng…anh cũng đã nuôi qua. Nhưng anh nhận thấy, nuôi những con vật đó vẫn chưa phải là "thượng sách", bởi nhím giá rất đắt nên đầu ra chủ yếu là bán giống và đến một lúc nào đó sẽ bão hòa. Còn mô hình nuôi dế thì đã hết vì không thể tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhưng con dúi thì khác, thịt dúi bao nhiêu cũng được nhà hàng, khách sạn tiêu thụ hết vì thịt dúi là đặc sản vừa ngon, vừa bổ hợp khẩu vị người Việt. Tính ra mỗi con dúi chi phí chỉ vào khoảng 8-10 nghìn đồng/tháng. Hiện tại, giá dúi thương phẩm anh bán ra khoảng 300-400 nghìn đồng/kg, giá dúi giống khoảng 800 nghìn đồng/đôi. Vì tiềm năng của con dúi như vậy nên dự định sắp tới của anh Hai là mở rộng quy mô nuôi dúi và thu hẹp diện tích nuôi rắn. Anh Hai cũng cho chúng tôi biết thêm, hiện tại CLB những người nuôi dúi của Vĩnh Phúc có gần 30 thành viên  và đang nuôi cả vạn con dúi, số lượng hội viên ngày càng đông hơn. Chính vì vậy số lượng dúi nuôi cũng càng nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện cho việc giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên.
Có thể nói, điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn ở Vĩnh Phúc rất phù hợp với mô hình nuôi dúi. Đây là hường đi mới trong chăn nuôi cần được nhân rộng giúp người nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Trang trại của anh sẵn sàng đón tiếp bà con nông dân đến tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm nuôi dúi cho hiệu quả kinh tế cao và cung cấp con giống chất lượng tốt cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh./.

Trung tâm thông tin NN & PTNT

31/12/13

Liên hệ Mua Phân bón

Ưu điểm của phân bón 1 lần

Tin Phân Bón xem nhiều

Sản phẩm phân bón

Dịch vụ nông nghiệp